Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Một cái nhìn về tính tự giác của người Nhật Bản
Nếu trong lúc chờ đèn đỏ, bạn bóc kẹo ăn và ném cái vỏ xuống đường. Cả chục, trăm người xung quanh sẽ nhìn chằm chằm vào bạn, cho đến khi bạn thấy nổi da gà và buộc phải nhặt rác lên, cất lời xin lỗi.

 



Bài viết của tác giả Bế Minh Nhật, nghiên cứu sinh ở Nhật Bản.

 

Tôi mới phụ trách một tọa đàm, dành cho các doanh nghiệp Nhật đang tuyển dụng kỹ sư Việt Nam để giúp hai bên hiểu về nhau. Khi bàn đến câu hỏi, tại sao doanh nghiệp và nhân viên phải ký hợp đồng với nhau, đa số các bạn Việt Nam cho rằng điều đó rất quan trọng.

 

Các đại diện từ Việt Nam cho rằng hợp đồng nên quy định các điều khoản, cách xử lý, trừng phạt khi một bên không làm đúng cam kết càng cụ thể càng tốt. Ngược lại, các bạn Nhật cho rằng hợp đồng chỉ cần quy định một số thoả thuận mang tính nguyên tắc ban đầu về cách thức các bên sẽ làm việc với nhau. Mâu thuẫn, nếu có phát sinh, sẽ được các bên tự thương lượng.

 

Điều này khiến nhiều bạn trẻ Việt Nam bất ngờ khi làm việc với người Nhật. Lễ vào công ty ở Nhật cực kỳ hoành tráng, có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người, đủ các sếp to đến sếp nhỏ, nhân viên cũ, nhân viên mới tham gia. Những người mới sẽ được nghe phát biểu của các lãnh đạo hàng đầu, cùng hát bài ca truyền thống, cùng đọc tuyên thệ về sứ mệnh và đạo đức trong công việc. Thế nhưng cái mà các bạn Việt Nam mong đợi, một hợp đồng dày cộp để ký, thì không thấy đâu. Thay vào đó chỉ là một cái gọi là “nội định” – naitei, một mẩu giấy không có giá trị pháp lý lắm, ghi thoả thuận rằng công ty X đồng ý nhận anh A vào làm việc kể từ ngày này năm nọ.

 

Chính vì xuất phát điểm cho thoả thuận chung khác nhau nên cách giải quyết mâu thuẫn cũng thường khác nhau. Ở Nhật, mỗi khi có vấn đề xảy ra, người ta thường tìm đến nói chuyện trực tiếp với nhau để thương lượng và tự giải quyết vấn đề, thay vì mời bên thứ ba vào.

 

Việc này được các nhà xã hội học cho là có gốc rễ nằm sâu trong “Văn hoá hoà hợp” của người Nhật. Luật sư vẫn là một chứng chỉ không phải ai cũng có, và vẫn là một nghề hái ra tiền, nhưng họ không sẵn việc. Chỉ trong những trường hợp mâu thuẫn cực điểm, tổn thất nghiêm trọng, các bên mới tìm luật sư để làm giúp các thủ tục phức tạp hay để bảo vệ quyền lợi của mình trước tòa.

 

Trong một xã hội, việc chúng ta tin nhau đến đâu, thoả thuận những gì và sẵn sàng cùng nhau giải quyết vấn đề cả to lẫn nhỏ thế nào luôn là câu hỏi cơ bản nhất.

 

Lấy một ví dụ đơn giản về một thoả thuận cộng đồng khác, “nhân dân tổ dân phố cùng xây dựng khu phố sạch đẹp”. Giống Việt Nam, những khẩu hiệu này cũng được dán khắp nơi ở Nhật. Nhưng các con phố ở Nhật sạch thật sự, còn ở Việt Nam thì thi thoảng mới sạch. Đó không phải là vì lương công nhân vệ sinh môi trường ở Nhật cao gấp mấy lần người xả rác, cũng không phải cứ vài mét lại đặt một thùng rác to, cũng không có cảnh sát, người của chính quyền túc trực ở đó để nhắc nhở hay phạt người xả rác.

 

Sự thật là, ở Nhật hầu như không có thùng rác trên đường. Mỗi người đều phải là một nhân viên môi trường, xả rác ra bao nhiêu thì tự mang rác về nhà từng ấy. Hơn nữa, bất kỳ ai cũng là một giám sát viên. Nếu trong lúc chờ đèn đỏ, bạn bóc kẹo ăn và ném cái vỏ xuống đường. Cả chục, trăm người xung quanh sẽ nhìn chằm chằm vào bạn, cho đến khi bạn thấy nổi da gà và buộc phải nhặt rác lên, cất lời xin lỗi.

 

Hoặc cũng có những người tinh tế hơn, họ nhặt mẩu rác đó bỏ vào túi quần họ, cố tình cho bạn nhìn thấy, rồi họ mang về nhà, phân loại cẩn thận và vứt giùm bạn. Họ khiến bạn trông thật xấu xí khi không tuân thủ các thoả thuận chung.

 

Tôi tìm hiểu và biết được, ở đất nước này, có lẽ không lời nhận xét nào sâu cay hơn bằng việc nói ai đó là kẻ “gây phiền hà”. Các bạn Nhật kể rằng, khi còn nhỏ, nếu có hành vi xấu, bố mẹ họ sẽ chỉ nói “con đang làm phiền người khác đấy”. Ở ngoài đường, khi đi tàu, ở trường, mọi người đều nói như vậy với hành vi sai. Nên trẻ em Nhật từ nhỏ đã sợ hãi nếu trở thành “kẻ gây phiền hà” cho người khác – một kẻ có vẻ không ai ưa và không chào đón trong xã hội.

 

Tôi nhận ra rằng, một cách cư xử “bé tí tẹo” với đứa trẻ nhưng bền bỉ qua nhiều năm đã giúp thay đổi cả bộ mặt xã hội. Phản ứng có vẻ nhỏ nhặt ấy đã giáo dục cho trẻ một điều quan trọng rằng, mọi việc trong cuộc đời dù to hay nhỏ đều là những thỏa thuận quan trọng. Mỗi chúng ta đều là “bên liên quan”, có nghĩa vụ và quyền lợi riêng trong những thỏa thuận đó. Họ giúp đứa trẻ ấy nhận ra, dù việc nó làm là gì đi nữa cũng ít nhiều có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, và mình phải tự cân nhắc mỗi khi quyết định làm một việc gì. Bởi chính những người bên cạnh sẽ giám sát chúng liên tục chứ không cần phải chờ đợi sự xuất hiện của một bên thứ ba mơ hồ nào đến xem xét và xử lý.

 

Văn hóa ấy chính là nền tảng tạo ra một xã hội vận hành dựa trên những khế ước bất thành văn mà mọi người đều tự nguyện tuân thủ. Nó giúp chấm dứt những vấn đề dai dẳng như vứt rác ra đường, chửi tục, hút thuốc, ồn ào, ăn cắp, cướp giật, xâm phạm lợi ích của người khác nơi công cộng. Nó đã được âm thầm bén rễ từ nhiều năm trước, để bây giờ chúng ta có thể nói đến một xã hội “văn minh” hay sự phát triển kinh tế “thần kỳ”.

 

Cái tí tẹo ấy, cũng chính là lòng tự tôn. Tôn trọng người và tôn trọng chính mình. Lòng tự tôn ở đâu ra? Tôi cho rằng đầu tiên nó phải mọc lên từ nhà trường và ở trong mỗi gia đình.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Những ô cửa sổ (07-11-2018)
    Cần lắm một cơ chế “xin từ chức” (06-11-2018)
    Vì sao cây xanh là tri kỷ của chúng ta? (30-10-2018)
    Rong chơi với tuổi già (30-10-2018)
    Lênh đênh trên đỉnh đại vực (28-10-2018)
    Khu vườn tuổi nhỏ (25-10-2018)
    Nhân chi sơ tính bản… gian (24-10-2018)
    DJ nữ: Thời thượng và cạm bẫy (23-10-2018)
    17 lời khuyên của thiền sư Kodo Sawaki (22-10-2018)
    Chuyện về cái chết của những con chó (20-10-2018)
    Ngày mai thần Chết gọi tên ai… (19-10-2018)
    Một mình thì không làm được gì… (19-10-2018)
    Thuốc "trách nhiệm" (17-10-2018)
    Vị ngọt cuộc sống (16-10-2018)
    Món nợ… cuộc đời (16-10-2018)
    Khi con người hư hỏng… (15-10-2018)
    Má đi hội thảo (13-10-2018)
    Những đôi dép khuyết tật (13-10-2018)
    Vườn rau bên phố (11-10-2018)
    Đậm đà nước vối quê (09-10-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153143094.